Thế giới đá quý hiện nay, dựa vào vẻ đẹp bên ngoài lộng lẫy đôi khi không thể nào phân biệt được thật giả. Bí quyết phân biệt đá thật hay giả đã trở thành cẩm nang mà mỗi người mua sành điệu cần nắm vững. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường đá quý Việt Nam đang ghi nhận khoảng 15% đá quý là giả hoặc đã qua xử lý không được công bố.
Chính vì thế, việc kiểm định đá quý rất quan trọng để đảm chất lượng, nguồn gốc và uy tín cho những cơ sở đá quý là điều cần thiết. IRUBY với nhhiều năm trong ngành, sẽ chia sẻ quy trình kiểm định đá quý đúng chuẩn, cơ sở uy tín và các thông số cần chú ý trên giấy kiểm định.
Tại sao kiểm định đá quý là “tấm hộ chiếu” bảo vệ người tiêu dùng?
Trong thị trường đá quý với muôn vàn sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, giấy kiểm định chính là “tấm hộ chiếu” xác thực cho mỗi viên đá. Không chỉ xác nhận loại đá, nguồn gốc, kích thước và giá trị, giấy kiểm định còn bảo vệ người mua khỏi nguy cơ mua phải đá giả, đá nhân tạo.
Đặc biệt, theo số liệu từ Viện Đá quý Việt Nam, rất nhiều đá quý kém chất lượng lan tràn trên thị trường nội địa rất đáng báo động cho người tiêu dùng. Kiểm định đá quý đóng vai trò như một tấm hộ chiếu, bảo vệ người tiêu dùng vì những lý do quan trọng sau:
- Xác thực tính chân thật: Giúp phân biệt đá thật với đá tổng hợp hoặc đá giả, tránh trường hợp người tiêu mua sản phẩm không đúng giá trị.
- Minh bạch thông tin: Cung cấp dữ liệu chính xác về đặc tính, chất lượng và giá trị của đá quý
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng: Đảm bảo giá trị người tiêu dùng trả đúng giá trị thực của đá quý, tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng với giá cao.
- Khẳng định uy tín của nhà cung cấp: Chứng nhận từ tổ chức kiểm định uy tín tạo sự an tâm cho người mua, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đá quý cao cấp khẳng định độ tin cậy.
Trên thị trường rất nhiều cơ sở kiểm định uy tín và cung cấp cho quý khách những kiểm định chất lượng. Bên trong chứng nhận sẽ ghi rõ những thông tin về các thông số sản phẩm quý khách. Những thuật ngữ chuyên ngành sẽ được chuyên gia đá quý của IRUBY giúp quý khách làm rõ để hiểu hơn.

Kiểm định đá quý để đảm bảo thông tin chất lượng và gias trị của sản phẩm
Giải mã ngôn ngữ kỹ thuật trong giấy kiểm định đá quý
Một giấy kiểm định đá quý chuẩn quốc tế không chỉ là tờ giấy với con dấu, mà là bản hồ sơ chi tiết về “lý lịch” của viên đá. Hiểu được nội dung giấy kiểm định là bước đầu tiên để đánh giá đúng giá trị của đá quý. Tất cả về viên đá quý khách kiểm định sẽ được ghi đầy đủ trong giấy chứng nhận. Chúng ta sẽ đi từ những thông cơ bản cốt lõi nhất về giấy kiểm định đá quý.
Những thông tin cốt lõi trong một giấy kiểm định đá quý uy tín
Giấy kiểm định chuyên nghiệp luôn bao gồm những thông tin then chốt về đặc tính của viên đá. Luôn kèm theo hình ảnh chi tiết của viên đá, giúp dễ dàng nhận diện và đối chiếu. Những thông tin trong giấy kiểm định bao gồm:
- Tên sản phẩm/ Gemstone name: Tên sản phẩm được kiểm định + tình trạng sản phẩm sau khi kiểm định(tự nhiên, qua nhiệt, nhân tạo)
- Số chứng thư/mã số(Report no): Là mã số viên đá được kiểm định như một số định danh nhất định, có thể tra cứu online
- Loại sản phẩm(Itemtype): Sản phẩm được đưa đi kiểm định là dạng viên đá rời, hay nguyên chiếc nhẫn…
- Số lượng(Quantity): Số lượng sản phẩm được kiểm định được ghi trên giấy như: 1 viên, 2 viên…
- Kích thước(Measure): Được đo theo thông số chiều dài * chiều rộng * chiều cao
- Tổng trọng lượng(Weight): Là trọng lượng viên đá(ct) hay trọng lượng sản phẩm(gram)
- Kiểu cắt(Cut): Thông tin về giác cắt viên đá: Cabochon, facet hay dáng khác sẽ được ghi cụ thể.
- Màu sắc(Color): Màu sắc chính xác của viên đá kiểm định
- Độ trong suốt(Transparency): Tình trạng thực tế độ tinh khiết của viên đá sở hữu độ trong, hay bán trong…
- Độ đối xứng(Symmetry): Thuật ngữ để đánh giá sự thẳng hàng của các mặt, đường viền, vị trí và hình dạng viên đá
- Tỷ trọng(Density): Trọng lượng riêng của loại đá, xác định bằng cách đo xem chúng nặng hơn bao nhiêu so với nước
- Hình dạng(Shape): Hình dáng của viên đá được đem đi kiểm định: Oval, Cushion…
- Chiết suất(Refractive): Là thuật ngữ chỉ thông số khúc xạ và khúc xạ kép của đá quý
- Nhận xét/kết luận: Là ý kiến cuối cùng khẳng định tình trạng sản phẩm kiểm định, đá tự nhiên hay nhân tạo…
Như tất cả các giấy chứng nhận khác sẽ có thông tin và chữ ký của người kiểm định trực tiếp sản phẩm. Thông tin chữ ký, con dấu của giám đốc sơ sở và ngày tháng kiểm định sản phẩm. Bên cạnh đó, sẽ có mã quét sản phẩm để quý khách có thể quét mã và tìm thấy thông tin sản phẩm nhanh nhất.
Những thông tin này về cơ bản trong kiểm định đá quý của các trung tâm đều có. Chỉ có những thuật ngữ chuyên ngành về các loại sản phẩm được dùng riêng cho từng loại như Kim cương hay đá quý.

Những thông tin trên giấy kiểm định sẽ giúp quý khách nắm rõ hơn về tình trạng sản phẩm
Các thông số kỹ thuật trên giấy kiểm định đá quý cần lưu ý
Những thông tin trên giấy kiểm định đá quý đôi khi như giải mã một ngôn ngữ chuyên môn với nhiều thuật ngữ kỹ thuật. Thang đánh giá màu sắc thường sử dụng các mã đặc biệt (như D-Z cho kim cương), trong khi độ trong được phân loại cho đá quý.
Đối với đá quý, cường độ màu được đánh giá từ nhạt đến đậm và đặc biệt chú trọng đến độ đồng đều của màu sắc. Hệ số khúc xạ (Refractive Index) là chỉ số quan trọng giúp xác định chính xác loại đá. Trong khi thông số về pleochroism (hiện tượng đa màu) giúp phân biệt đá tự nhiên với đá nhân tạo.
Những thông tin này sẽ xuất hiện tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể được kiểm định là Kim Cương hay đá quý màu. Sản phẩm khi được đưa đi kiểm định là trực tiếp hay online đều phải qua quy trình kiểm định chung.
Quy trình kiểm định đá quý theo tiêu chuẩn Quốc Tế
Quy trình kiểm định đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế rất nghiêm ngặt, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và chuyên môn sâu rộng của các gemologist hàng đầu. Mỗi loại đá đều trải qua một quy trình đánh giá toàn diện với các phương pháp thử nghiệm không phá hủy.
Tiến hành phân tích quang phổ chính xác, và kiểm tra dưới điều kiện ánh sáng chuẩn và đưa ra kết luận cuối cùng. Tiêu chuẩn đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong việc xác định nguồn gốc, chất lượng và giá trị thực của đá quý.
Các bước trong quy trình kiểm định đá quý tiêu chuẩn
Quy trình kiểm định đá quý chuyên nghiệp là một hành trình kỹ lưỡng với nhiều bước kiểm tra khác nhau. Để có kết quả cuối cùng phải qua rất nhiều khâu:
Quy trình kiểm định đá quý tiêu chuẩn Quốc Tế
Bước 1: Tiếp nhận mẫu và kiểm tra sơ bộ sản phẩm | Tiếp nhận đá quý và cấp mã số, ghi nhận thông tin chi tiết về mẫu yêu cầu kiểm định. Các chuyên gia gemologist thực hiện kiểm tra sơ bộ bằng mắt thường và kính lúp 10x để xác định loại đá và đặc điểm nổi bật |
Bước 2: Phân tích các đặc tính của sản phẩm | Tiến hành đo lường và ghi nhận các đặc tính vật lý cơ bản như: Khối lượng riêng, độ cứng, chiết suất ánh sáng bằng khúc xạ kế, đặc tính màu sắc. Sử dụng thiết bị phân tích quang phổ xác định thành phần hóa học và đặc tính quang học. Kiểm tra phản ứng dưới tia UV để phát hiện đặc tính huỳnh quang, xác định nguồn gốc và phân biệt đá tự nhiên với đá tổng hợp. |
Bước 3: Phân tích chuyên sâu |
Quan sát chi tiết bằng kính hiển vi gemological ở độ phóng đại cao để phát hiện các đặc điểm nội tại và ngoại tại. Xác định dấu hiệu xử lý nhiệt hoặc hóa chất, phân tích cấu trúc tinh thể và tính chất bên trong. Áp dụng các phương pháp kiểm định không phá hủy để xác định cấu trúc phân tử, phổ FTIR xác định các nhóm chức hóa học, phân tích XRF xác định thành phần nguyên tố. Chụp X-ray để phát hiện cấu trúc bên trong và xử lý |
Bước 4: Đánh giá chất lượng và xác minh kết quả |
Áp dụng tiêu chuẩn 4C (Cut, Color, Clarity, Carat) theo GIA để đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Để đảm bảo độ chính xác, ít nhất hai gemologist độc lập thực hiện kiểm định và đối chiếu kết quả. Trong trường hợp phức tạp, hội đồng chuyên gia sẽ thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng. |
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận và lưu dữ liệu | Phát hành giấy chứng nhận chính thức với đầy đủ thông tin, bảo mật để chống giả mạo và có thể được xác minh trực tuyến. Dữ liệu kiểm định và hình ảnh chi tiết được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu bảo mật, cho phép truy xuất và xác minh trong tương lai |

Quy trình kiểm định đá quý cần tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt
Những công nghệ và thiết bị hiện đại trong kiểm định đá quý
Ngành kiểm định đá quý ngày nay đã vượt xa thời kỳ chỉ dựa vào kính lúp và kinh nghiệm của chuyên gia. Các phòng thí nghiệm hiện đại sử dụng hàng loạt thiết bị công nghệ cao để xác định và phân tích chuyên sâu. Những thiết bị hiện đại được đầu tư như:
- Kính hiển vi kỹ thuật số độ phóng đại lớn
- Máy quang phổ Raman để phân tích cấu trúc phân tử
- Hệ thống quang phổ hồng ngoại (FTIR) phát hiện các phương pháp xử lý,
- Thiết bị huỳnh quang tia X (XRF) phân tích thành phần hóa học.
- Công nghệ chụp cắt lớp ba chiều (3D Tomography) cho phép tạo ra hình ảnh 3D chi tiết về cấu trúc bên trong của đá quý.
Những công nghệ này không chỉ nâng cao độ chính xác của kiểm định mà còn giúp phát hiện các phương pháp xử lý tinh vi nhất. Chính vì thế những kết quả kiểm định luôn đảm bảo tính chính xác của sản phẩm được kiểm định. Những trung tâm kiểm định uy tín trên thị trường được cấp phép đòi hỏi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về máy móc và con người.
Các trung tâm kiểm định đá quý uy tín đáng tin cậy trong và ngoài nước
Sự hiện diện của các trung tâm kiểm định góp phần nâng cao chuẩn mực chất lượng và đạo đức trong ngành. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của thị trường đá quý trong thời đại số.
Những tổ chức được quốc tế công nhận với đội ngũ chuyên gia hàng đầu cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn khoa học nghiêm ngặt. Đóng vai trò then chốt như những người gác cổng bảo vệ giá trị và niềm tin của ngành công nghiệp đá quý.
5 trung tâm kiểm định đá quý hàng đầu tại được cấp phép tại Việt Nam
Tại Việt Nam, lĩnh vực kiểm định đá quý đang phát triển nhanh chóng với một số trung tâm uy tín được nhiều người tin dùng. Dưới đây là những trung tâm kiểm định đá quý được nhà nước cấp phép:
- Viện Đá quý – Vàng và Trang sức Việt (GIV): Trung tâm kiểm định lớn và uy tín tại Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 5, Số nhà 61, Phố Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Hotline: (8424) 39746626 – 0961369559
- Trung tâm Kiểm định Đá quý PNJ: Đơn vị thuộc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Trụ sở chính: 168A Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận. Số điện thoại chính: 1800 5454 65 (Tổng đài miễn phí)
- Viện kiểm định đá quý DOJI: Thuộc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Trụ sở chính: Tòa nhà DOJI Tower, Số 5 Lê Duẩn, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội. Chi nhánh tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Điện thoại: 1800 1168 (Tổng đài)
- Trung tâm nghiên cứu kiểm định đá quý và vàng VGC: Địa chỉ: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline của VGC: 0912.398.668 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch kiểm định.
- Công ty cổ phần giám định GGJ: Địa chỉ tại: tầng 6, 129 Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 84 24 33 678910
Trên đây là những trung tâm kiểm định uy tín được biết đến nhiều nhất ở thời điểm hiện tại. Qúy khách có thể liên lạc theo thông tin IRUBY đã cho để đưa sản phẩm của mình đi kiểm định. Những sản phẩm có giá trị cao quý khách hàng có thể gửi trực tiếp đến các trung tâm kiểm định ở nước ngoài.
Các trung tâm kiểm định uy tín tại Việt Nam được trâng bị đầy đủ các thiết bị tân tiến nhất
8 tổ chức kiểm định đá quý danh tiếng trên thế giới
Trên trường quốc tế, một số tổ chức kiểm định đá quý đã xây dựng uy tín vững chắc và được công nhận toàn cầu. Những tổ chức kiểm định dưới đây có thể không còn quá xa lạ với những người yêu đá quý:
- Gemological Institute of America (GIA): Thành lập năm 1931, GIA là tổ chức kiểm định đá quý hàng đầu thế giới và được xem là tiêu chuẩn vàng trong ngành. Trụ sở chính tại Carlsbad, California, Hoa Kỳ.
- Swiss Gemmological Institute (SSEF): Được thành lập năm 1974 tại Basel, Thụy Sĩ, SSEF là một trong những phòng thí nghiệm kiểm định đá quý uy tín nhất thế giới, đặc biệt nổi tiếng với chuyên môn về ngọc lục bảo, ruby và sapphire cao cấp.
- Gübelin Gem Lab: Thành lập năm 1923 tại Lucerne, Thụy Sĩ, Gübelin là một trong những phòng thí nghiệm đá quý lâu đời nhất thế giới.
- International Gemological Institute (IGI): Thành lập năm 1975, IGI là tổ chức kiểm định đá quý lớn với mạng lưới phòng thí nghiệm toàn cầu.
- American Gem Society Laboratories (AGS): Thành lập năm 1996 tại Las Vegas, Hoa Kỳ, AGS Labs nổi tiếng với hệ thống phân loại kim cương và chuyên môn về đánh giá độ cắt của kim cương.
- Gem and Jewelry Institute of Thailand (GIT): Được thành lập năm 1998 dưới sự bảo trợ của Bộ Thương mại Thái Lan, GIT là tổ chức kiểm định đá quý hàng đầu tại Đông Nam Á.
- GFCO Gems Lab (Gold & Gems Federation Certification Organization Laboratory): Tổ chức kiểm định đá quý và trang sức quốc tế được thành lập năm 2007. Có trụ sở Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ, chi nhánh chính: Bangkok và các nơi khác
- Gems Research Center (GRC): Tổ chức nghiên cứu và kiểm định đá quý quốc tế, chuyên về phân tích khoa học, nghiên cứu chuyên sâu và kiểm định đá quý. Thành lập năm 1996 Trụ sở chính: Bangkok, Thái Lan
Các tổ chức này không chỉ cung cấp dịch vụ kiểm định đá quý uy tín mà còn đóng vai trò quan trọng. Phát triển nghiên cứu, tiêu chuẩn và nâng cao tính minh bạch trong ngành công nghiệp đá quý toàn cầu. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân, nên lựa chọn tổ chức kiểm định phù hợp.
Những tổ chức kiểm định đá quý trên thế giới có bề dày lịch sử lên đến hàng chục năm
Tiêu chí lựa chọn trung tâm kiểm định đá quý đáng tin cậy
Chọn đúng trung tâm kiểm định là bước quyết định để có được giấy chứng nhận đáng tin cậy. Đầu tiên, hãy xem xét uy tín và thời gian hoạt động của trung tâm có lịch sử lâu dài thường có quy trình kiểm định đáng tin cậy hơn. Công nghệ và thiết bị là yếu tố quan trọng tiếp theo cần chú ý, trung tâm sử dụng các thiết bị hiện đại luôn có kết quả chính xác.
Đội ngũ chuyên gia cũng đóng vai trò then chốt hãy tìm hiểu kỹ về bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm của họ. Sự công nhận quốc tế là điểm cộng lớn, đặc biệt nếu bạn có kế hoạch giao dịch đá quý trên thị trường quốc tế. Cuối cùng, tham khảo đánh giá từ khách hàng trước và so sánh chi phí giữa các trung tâm để có quyết định hợp lý.
Những điều nhất định phải biết trước khi kiểm định đá quý
Trước khi đưa đá đi kiểm định, quý khách cần trang bị kiến thức cơ bản về các loại đá và quy trình kiểm định chuẩn.
Việc lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín, là yếu tố then chốt để đảm bảo kết quả chính xác, minh bạch. Chi phí và những vấn đề xung quanh cần phải chuẩn bị trước. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành IRUBY chia sẻ những lưu ý dưới đây. Những thông tin này sẽ giúp ích cho quý khách rất nhiều.
Chi phí kiểm định đá quý và các yếu tố ảnh hưởng
Chi phí kiểm định đá quý không phải là con số cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo Viện Đá quý Việt Nam, giá kiểm định dao động từ 300.000 trở lên tùy loại đá và yêu cầu kiểm định. Chi phí kiểm định nước ngoài chắc chắn sẽ đắt hơn bởi chi phí vận chuyển và ảnh hưởng ngoại hối. Thông tin bảng giá kiểm định tại nước ngoài quý khách có thể tham khảo trực tiếp trên website của họ.
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí là loại đá quý, những loại đá hiếm và giá trị cao như thường có chi phí kiểm định cao hơn. Độ phức tạp trong việc xác định tính chất của đá, đặc biệt là phát hiện các phương pháp xử lý tinh vi, có thể làm tăng chi phí.
Cuối cùng, thời gian thực hiện cũng ảnh hưởng đến giá dịch vụ kiểm định nhanh thường có chi phí cao hơn. Qúy khách nên cân nhắc giá trị của viên đá so với chi phí kiểm định để quyết định có nên đầu tư vào kiểm định hay không.

Chi phí kiểm định tùy thuộc vào từng trung tâm kiểm định và chất lượng đá
Thời gian kiểm định đá quý bao lâu?
Quy trình kiểm định tiêu chuẩn mất từ 1 đến 3 ngày làm việc, bao gồm các bước kiểm tra sơ bộ, phân tích chi tiết và chuẩn bị giấy chứng nhận. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn đối với những viên đá phức tạp hoặc cần thêm các phép kiểm tra đặc biệt. Các trung tâm kiểm định hàng đầu như GIA có thể mất từ 7 đến 10 ngày làm việc cho kim cương và đá quý màu. Nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ kiểm định nhanh với thời gian rút ngắn nhưng với chi phí cao hơn.
Chuyên gia đá quý Nguyễn Ngọc Tú chia sẻ: Điều quan trọng là không nên vội vàng trong quá trình kiểm định, vì kết quả chính xác đòi hỏi sự kỹ lưỡng và thời gian. Trong trường hợp cần gấp, hãy trao đổi trước với trung tâm kiểm định để được tư vấn về lựa chọn phù hợp nhất.
Tất cả các loại đá quý đều có thể đem đi kiểm định
Hầu hết các loại đá quý phổ biến như Kim cương, Ruby, Sapphire, Ngọc Lục Bảo, và nhiều loại đá bán quý khác đều có thể kiểm định.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ:
- Đá quá nhỏ: Một số viên đá quá nhỏ có thể khó kiểm định chi tiết
- Đá trong trang sức: Đôi khi việc kiểm định đá đã gắn trong trang sức phức tạp sẽ khó khăn hơn
- Đá hiếm hoặc mới: Một số loại đá mới phát hiện có thể chưa có đủ tiêu chuẩn kiểm định
- Giá trị viên đá quá thấp: Trên thực tế có thể kiểm định, nhưng viên đá giá trị quá thấp thì không nên kiểm định tránh lãng phí
Với sự phát triển của công nghệ và thị trường đá quý ngày càng phức tạp, kiểm định đá quý không thể thiếu để đảm bảo giá trị của mỗi viên đá.
IRUBY cam kết cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ giấy kiểm định từ các đơn vị uy tín. Là điểm đến đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm những viên đá quý chính hãng, từ phân khúc tiêu chuẩn đến cao cấp.
Giấy kiểm định uy tín không chỉ đảm bảo giá trị kinh tế của đá quý mà còn là sự an tâm cho người sở hữu. Chúng tôi luôn bảo hành chất lượng và màu sắc viên đá trọn đời cho những viên ngọc quý mà IRUBY phân phối.