Garnet hồng lựu
- Bộ Lọc
- mệnh
- Màu sắc
- Loại đá
- Sắp xếp
Garnet là tên gọi của một loại đá quý hiếm được tìm thấy vào những năm thế kỷ 18 – 19. Tuy nhiên theo nghiên cứu, chúng đá tồn tại hàng nghìn năm tại vùng đất Ai Cập. Loại đá này thuộc nhóm Nonsilicat và chứa nhiều khoáng chất như: Mg, Canxi, Sắt cùng với Titan, Crom, Mangan,…
Theo đó, chúng có nhiều màu sắc đẹp mắt, phổ biến là đỏ ánh tím (đỏ lựu), tiếp đến là xanh lục bảo, vàng,…Đến nay, Garnet rất phổ biến và được chế tác thành nhiều vật phẩm khác nhau. Đặc biệt là màu đỏ lựu được ưa chuộng và mọi người ưu ái gọi tên Ngọc hồng lựu.
Đá Rhodolite Garnet hay còn được gọi là Ngọc Hồng Lựu. Rhodolite được đặt tên theo loài hoa Đỗ Quyên màu đỏ hồng ở bang Bắc Carolina. Nhưng nguồn gốc thực sự từ cái tên này là từ tiếng Hy Lạp là từ “Rhodon” có nghĩa là giống như hoa hồng, dùng để chỉ màu hồng đẹp của loại đá này.Loại đá này còn có cái tên khác khác là đá Pyrope – Alamandine. Đá được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khoáng vật học William.
Chất lượng của Garnet thể hiện qua tiêu chuẩn 4C: Color (màu sắc), Clarity (độ tinh khiết), Carat (trọng lượng) và Giác cắt (chế tác). Cụ thể để đánh giá chất lượng, chúng ta cần điểm qua những yếu tố như sau:
Yếu tố màu sắc – Color là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện chất lượng. Theo đó, Garnet có nhiều biến sắc khác nhau từ ánh tím, đỏ cam, vàng, xanh lục, đen, nâu,…Vậy nên các chuyên gia đá quý đã phân chia giá trị của Garnet dựa trên màu sắc chúng sở hữu. Nếu màu sắc của đá càng hiếm đồng nghĩa với giá trị càng lớn và ngược lại.
Độ tinh khiết của dòng đá này khác biệt ở từng loại. Với Garnet đỏ Almandine, hoặc Rhodolite,… thường sẽ không chứa tạp chất. Vì thế, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Trong khi đó, với các loại ngọc hồng lựu màu cam tiêu biểu như Hessonite, hoặc Spessartine hay chứa tạp chất. Ngoài ra, đối với dòng đá Garnet Grossular thông thường sẽ có các vết trong mờ. Bởi vậy, nó vô cùng thích hợp với kiểu cắt dạng hạt, chạm khắc hoặc hình Cabochon.
Đá quý Garnet được khai thác và tìm thấy ở đa dạng kích cỡ, trọng lượng khác nhau. Chẳng hạn như Ngọc hồng lựu hay Tsavorite sẽ có kích thước nhỏ. Do đó đòi hỏi quá trình chế tác vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi độ chuẩn xác cao và mất nhiều thời gian mới cho ra thành phẩm đạt chuẩn.
Garnet không chỉ dừng lại là một phiến đá thô hay tinh thể, hiện chúng được sản xuất dưới nhiều hình dạng theo tiêu chuẩn nhất định. Thành phẩm sẽ có sự khác biệt vì tùy vào xu hướng, màu sắc và thiết kế. Garnet luôn làm niềm cảm hứng sáng tạo của các nhà thiết kế thời trang, chuyên gia thợ kim hoàn thỏa sức sáng tạo để đưa ra những mẫu mã tuyệt vời. Bên cạnh đó, giá trị của Garnet trong chế tác còn nằm ở màu sắc, độ hiếm, tỷ lệ, trọng lượng, độ tinh khiết,…