Myanmar, quốc gia được mệnh danh là “Vương quốc ngọc bích”, nổi tiếng với nguồn tài nguyên đá quý phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột vũ trang gần đây đã, tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp khai thác và xuất khẩu đá quý của đất nước này. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về tình hình thị trường đá quý Myanmar trong bối cảnh chiến tranh. Sự thiếu hụt nguồn cung cho đến những ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tương lai của thị trường đá quý.

Tổng quan về ngành công nghiệp đá quý Myanmar trước khủng hoảng

Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị, Myanmar được biết đến là một trong những nguồn cung cấp đá quý lớn nhất thế giới. Nổi tiếng với các loại đá quý chất lượng cao như Ruby, Sapphire, Jadeite và Spinel. Ngành công nghiệp khai thác và xuất khẩu đá quý, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Myanmar.

Một góc trong chợ đá quý tại Myanmar trước khi đảo chính xẩy ra

Một góc trong chợ đá quý tại Myanmar trước khi đảo chính xẩy ra

Các khu vực khai thác đá quý chính của Myanmar bao gồm Mogok (nổi tiếng với Ruby và Sapphire), Hpakant (nổi tiếng với jadeite), và Mong Hsu (nổi tiếng với Ruby). Hoạt động khai thác được thực hiện bởi cả các công ty lớn và các thợ đào nhỏ lẻ, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng. 

Sản lượng khai thác đá quý hàng năm ước tính khoảng 3-4 tỷ USD. Hầu hết đá quý khai thác được gia công, chế tác tại Myanmar trước khi xuất khẩu. Thị trường chính tiêu thụ đá quý Myanmar là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và một số nước khác.

Khủng hoảng chính trị ảnh hưởng đến ngành khai thác đá quý

Cuộc khủng hoảng đã gây ra những tác động nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành công nghiệp đá quý. Nhiều mỏ đá quý phải đóng cửa hoặc giảm đáng kể sản lượng do tình hình an ninh bất ổn. Các công ty khai thác lớn rút lui khỏi các dự án. Khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đá quý Myanmar, gây ra những hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng cho người dân địa phương.

Gián đoạn hoạt động khai thác

Nhiều mỏ đá quý phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm công suất do xung đột quân sự và giao tranh. Các công nhân, kỹ sư bị ảnh hưởng, khó tiếp cận các mỏ khai thác. Cuộc xung đột khiến nhiều lao động phải rời bỏ công việc, dẫn đến thiếu hụt nhân lực trong ngành. Không những thế các hoạt động vận chuyển, logistics bị gián đoạn nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng rất nghiêm 

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung

Cuộc khủng hoảng ở Myanmar đã dẫn đến tình trạng nhiều khu vực khai thác đá quý đã phải tạm dừng, giảm hoạt động khai thác. Chính quyền quân sự đã áp đặt nhiều hạn chế đối với việc xuất khẩu đá quý. Nhằm kiểm soát nguồn thu và ngăn chặn dòng tiền chảy ra nước ngoài, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu đá quý.

Xung đột vũ trang và tình trạng bất ổn đã làm gián đoạn các tuyến vận chuyển và logistics. Việc vận chuyển đá quý từ các khu vực khai thác đến các trung tâm chế biến và xuất khẩu trở nên khó khăn và nguy hiểm. Những yếu tố này tạo nên sự khan hiếm nguồn cung cấp đá quý từ đó kéo theo những hệ lụy khác. 

Đảo chính xẩy ra khiến nguồn cung đá quý trở nên khan hiếm hơn

Đảo chính xẩy ra khiến nguồn cung đá quý trở nên khan hiếm hơn

Thị trường đá quý toàn cầu ảnh hưởng

Sự thiếu hụt nguồn cung đá quý từ Myanmar đã tạo ra những tác động đáng kể đến thị trường đá quý toàn cầu. Nguồn cung hạn chế đã khiến giá của nhiều loại đá quý, đặc biệt là Ruby, Sapphire và jadeite chất lượng cao, tăng vọt trên thị trường quốc tế. Gây ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị, từ các nhà chế tác trang sức đến người tiêu dùng cuối cùng.

Các nhà buôn và chế tác trang sức buộc phải tìm kiếm nguồn cung thay thế, hoặc chuyển sang sử dụng các loại đá quý thay thế. Thiếu hụt nguồn cung chính thống có thể dẫn đến sự gia tăng của đá quý giả mạo hoặc đá quý có nguồn gốc không rõ ràng. Gây khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng và tính minh bạch.

Giá đá quý tăng 

Do nguồn cung bị thu hẹp, giá các loại đá quý như Ruby, Sapphire có thể tăng lên 20-30% so với trước đây. Xung đột vũ trang đã làm gián đoạn các tuyến giao thông quan trọng.  Trước tình hình khó khăn từ việc thiếu hụt nguồn cung, ngành công nghiệp đá quý đang phải tìm kiếm các lựa chọn và khả năng mới để thay thế.

Các nhà buôn đá quý tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác như Mozambique, Tanzania, Sri Lanka, và Madagascar… Chi phí vận hành và đầu tư cho việc tìm kiếm nguồn cung, cũng sẽ khiến giá đá bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tương lai của thị trường đá quý Myanmar sau xung đột

 Đóng cửa các mỏ khai thác và giảm sản lượng đã khiến ngành đá quý mất một phần lớn nguồn thu từ xuất khẩu. Doanh số bán hàng và lợi nhuận của các doanh nghiệp đá quý giảm đáng kể. Sự gián đoạn trong việc khai thác và xuất khẩu đá quý làm suy thoái chuỗi cung ứng của ngành, gây ra khó khăn trong việc duy trì quan hệ với đối tác quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ cuộc khủng hoảng ở Myanmar đã đem lại những tổn thất nặng nề. Ngành công nghiệp đá quý, một ngành kinh tế quan trọng của Myanmar, đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong việc tái cấu trúc sau cuộc khủng hoảng.

Hy vọng thị trường đá quý sẽ phục hồi sau khủng hoảng

Hy vọng thị trường đá quý sẽ phục hồi sau khủng hoảng

Triển vọng phục hồi

Mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, ngành công nghiệp đá quý Myanmar vẫn có những triển vọng phục hồi trong tương lai. Nếu tình hình an ninh và chính trị ổn định hơn, khai thác đá quý Myanmar có thể khôi phục hoạt động lại. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi sản lượng và doanh thu. Các doanh nghiệp có thể tập trung vào việc đầu tư, khai thác bền vững thu hút đầu tư mới vào ngành.

Những thách thức về cạnh tranh

Tuy nhiên, tương lai của thị trường đá quý Myanmar cũng đối mặt với những thách thức và bất ổn sau xung đột. Từ sự cạnh tranh từ các quốc gia khai thác đá quý khác như Mozambique, Tanzania, Colombia và Zambia… trên thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp đá quý Myanmar cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tìm kiếm nguồn cung thay thế để thích ứng với tình hình mới. Dù đang đối diện với nhiều khó khăn, người làm trong ngành đá quý và các nhà buôn đá tại Myanmar vẫn hy vọng vào sự phục hồi của thị trường. Cũng như chuẩn bị sẵn sàng  thích nghi để vượt qua những thử thách trong tương lai.

Kết luận

Xung đột chính trị đã làm ảnh hưởng đến kinh tế của Myanmar, đặc biệt là ngành đá quý nói riêng. Sự thiếu hụt nguồn cung đá quý từ Myanmar đã tạo ra những tác động đáng kể đến thị trường đá quý toàn cầu. Các loại đá quý như Ruby, Sapphire và jadeite chất lượng cao, tăng vọt giá trên thị trường quốc tế. Chính vì thế, vào thời điểm này giá đá quý có thể biến động. Tuy nhiên, tình hình này chắc chắn sẽ bình ổn sau khi xung đột được giải quyết. 

Showroom của IRUBY chúng tôi!

Showroom 1: 11 Lô 6 KĐT Đền Lừ – Hoàng Mai – Hà Nội

Showroom 2:  186 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Lục Yên: Bàn số 33, 72 chợ đá quý Lục Yên, đường Nguyễn Tất Thành, Thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái

Theo dõi thông tin thêm IRuby trên mạng xã hội:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN