Ngọc trai được coi là biểu tượng của sự thanh khiết, may mắn và giàu có. Vì vậy, chúng trở thành món trang sức được ưa chuộng. Với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau chúng được sử dụng làm trang sức. Bên cạnh đó ngọc trai còn được ứng dụng trong y học và làm các sản phẩm trang trí tinh xảo. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về loại đá quý hữu cơ này.

Lịch sử và truyền thuyết về ngọc trai

Ngọc trai tự nhiên được xem như biểu tượng của sự giàu có và địa vị xã hội trong suốt hàng ngàn năm. Thông tin đầu tiên về Ngọc Trai, được ghi chép vào năm 2206 trước Công nguyên tại Trung Quốc. Nhu cầu về loại đá quý này vẫn mạnh mẽ đến tận ngày nay. Nó rất được coi trọng ở gia đình hoàng gia và người dân giàu có ở Châu Á, Châu Âu. 

Trước khi khám phá ra Tân Thế giới năm 1492, các nguồn ngọc trai tự nhiên nổi tiếng bao gồm Vịnh Ba Tư, Ceylon (Sri Lanka), Trung Quốc và các con sông ở Châu Âu. Sau đó, Christopher Columbus đã phát hiện thêm nguồn ngọc trai ở Venezuela và Panama, tăng thêm nhu cầu ở Châu Âu. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 100 năm, nguồn ngọc trai tự nhiên này đã bị khai thác quá mức. Bên cạnh đó, việc nuôi cấy ngọc trai và khai thác dầu mỏ cũng ảnh hưởng đến nguồn cung.

Ngọc trai tự nhiên được khai thác và nuôi tự nhiên không có sự can thiệp của con người

Ngọc trai tự nhiên được khai thác và nuôi tự nhiên không có sự can thiệp của con người

Việc nuôi cấy ngọc trai đã diễn ra ở Trung Quốc cách đây hàng trăm năm. Nhưng phải đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản mới sản xuất thành công ngọc trai nuôi cấy nguyên con. Kể từ những năm 1920, ngọc trai nuôi cấy trở nên có giá trị về mặt thương mại. Bởi vì, cùng thời điểm sản lượng ngọc trai tự nhiên bắt đầu suy giảm. Từ 1930 đến 1980, nuôi cấy ngọc trai đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.

Ngọc trai là báu vật được tạo ra từ các ao, hồ, biển và đại dương, luôn là biểu tượng của sức mạnh và sự sống. Nhiều nền văn hóa cũng liên tưởng ngọc trai với mặt trăng. Họ tin rằng Ngọc Trai có thể bảo vệ khỏi lửa và rồng phun lửa (Trung Quốc).  Hoặc biểu tượng cho sự khiêm tốn, trong trắng và thuần khiết với quan niệm của người Châu Âu.  

Ngọc Trai được tìm thấy ở đâu?

Ngọc trai tự nhiên đã được tìm thấy ở Vịnh Ả Rập (Vịnh Ba Tư) trong ít nhất 5.000 năm. Trong khi thợ lặn đã khai thác được loại đá quý này từ Biển Đỏ kể từ năm 300 TCN. Eo biển Mannar đã cung cấp ngọc trai kể từ năm 2000 TCN. Bắt đầu từ thế kỷ 16, trong thời kỳ cai trị của thực dân Tây Ban Nha. Một lượng lớn ngọc trai đã được khai thác từ vùng biển ngoài khơi Mexico, Trung Mỹ và hiện là Venezuela. Ngày nay, chỉ có một lượng nhỏ ngọc trai được tìm thấy ở những khu vực này.

Ngọc trai nuôi nước mặn được nuôi ở nhiều khu vực trên thế giới. Các trang trại nuôi ngọc trai Akoya chủ yếu được tìm thấy ở Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt là dọc theo bờ biển phía nam của các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Ngọc trai nuôi Nam Hải được nuôi từ bờ biển phía bắc của Úc qua Indonesia. Kéo dài đến bờ biển phía nam của Đông Nam Á và Philippines. Quần đảo Gambier và quần đảo Tuamotu, cả hai đều thuộc Polynesia thuộc Pháp. Đây là hai địa điểm nuôi cấy ngọc trai đen Tahiti giàu có. Trung Quốc là nguồn cung cấp ngọc trai nuôi nước ngọt chủ yếu.

Tại sao lại gọi Ngọc Trai đá quý hữu cơ?

Ngọc trai không phải là một loại đá khoáng vật như các loại đá quý khác (như kim cương, ruby, emerald…). Thay vào đó, ngọc trai được hình thành bởi các sinh vật sống. Quá trình tạo thành ngọc trai hoàn toàn do các hoạt động sinh học của những sinh vật này.

Ngọc trai là loại đá quý tự nhiên hữu cơ duy nhất từ sinh vật sống

Ngọc trai là loại đá quý tự nhiên hữu cơ duy nhất từ sinh vật sống

Về cấu tạo, ngọc trai gồm các lớp nacre (còn gọi là “xà cừ”). Một chất hữu cơ tiết ra bởi các sinh vật biển, để bao bọc các chất lạ xâm nhập vào vỏ của chúng. Các lớp nacre này dần dần tích tụ và hình thành nên viên ngọc trai.

Ngọc trai “sinh sống” và “lớn lên” bên trong các sinh vật biển, chứ không phải được khai thác từ lòng đất như các loại đá quý khác. Quá trình hình thành và phát triển của ngọc trai gắn liền với sự sống và sự tăng trưởng của các sinh vật. 

Thành phần hóa học của Ngọc Trai

Ngọc trai vốn là loại đá quý đặc biệt, bởi vì nó không giống những loại đá quý được tìm thấy trong lòng đất. Chính vì vậy, thành phần hóa học cũng như các khoáng chất trong nó sẽ khác biệt. Dưới đây là bảng thành phần hóa học của đá Ngọc Trai. 

  • Khoáng chất: Canxi cacbonat
  • Hóa học: CaCO 3
  • Màu sắc: Trắng, đen, xám, vàng, cam, hồng, oải hương, xanh lá cây, xanh dương
  • Chiết suất: 1.52-1.69
  • Trọng lượng riêng: 2,60-2,85
  • Độ cứng Mohs: 2,5-3,0

Ý nghĩa và tác dụng của đá Ngọc Trai

Ngọc Trai được cho là viên đá đại diện cho người sinh tháng 6. Nó là biểu tượng của sự quyến rũ, có nguồn gốc từ khắp nơi thế giới. Người xưa ở Trung Đông tin rằng ngọc trai là những giọt nước mắt rơi xuống từ thiên đường. Người Trung Quốc cho rằng Ngọc Trai đến từ bộ não của một con rồng.
Ngọc trai từ lâu đã gắn liền với sự thuần khiết, khiêm nhường.

Vì vậy, có thể nói rằng ý nghĩa của viên ngọc sinh tháng 6 là “sự giản dị ngọt ngào”. Do đó, ngọc trai theo truyền thống được tặng làm quà cưới. Người ta cũng cho rằng viên ngọc trai sinh có đặc tính có lợi. Trong văn bản tiếng Phạn cổ Atharvaveda, người ta nói rằng ngọc trai mang lại cuộc sống lâu dài và thịnh vượng. Ở Châu Á, người ta tin rằng ngọc trai giúp làm giảm chứng khó tiêu và xuất huyết. Một số bác sĩ Ả Rập thế kỷ 19 cho rằng bột ngọc trai giúp cải thiện thị lực, làm dịu cơn run thần kinh và làm giảm chứng trầm cảm.

Ngọc trai mang rất nhiều ý nghĩa nó tượng trưng cho sự tinh khiết và quyến rũ

Ngọc trai mang rất nhiều ý nghĩa nó tượng trưng cho sự tinh khiết và quyến rũ

Phân biệt ngọc trai tự nhiên và ngọc trai nuôi cấy

Ngọc trai nuôi và ngọc trai tự nhiên đều được tạo ra bởi các loài nhuyễn thể như hàu và trai. Tuy nhiên, một câu hỏi vô cùng phổ biến là về sự khác biệt giữa ngọc trai tự nhiên và nuôi cấy? Câu trả lời là trong khi ngọc trai tự nhiên được hình thành hoàn toàn tự nhiên trong tự nhiên. Thì ngọc trai nuôi cấy, được chăm sóc bởi người nuôi ngọc trai. 

Ngọc trai tự nhiên

Ngọc trai tự nhiên được hình thành hoàn toàn tự nhiên. Quá trình đó diễn ra khi một vật thể lạ (như hạt cát, ký sinh trùng) xâm nhập vào bên trong vỏ của loài nhuyễn thể như hàu, trai. Để tự bảo vệ, động vật này tiết ra chất xà cừ bao phủ lấy vật thể lạ. Qua nhiều năm lớp xà cừ dày lên tạo thành viên ngọc trai.

Vì là tự nhiên, nên ngọc trai tự nhiên thường có hình dạng không đều. Không tròn trịa do quá trình hình thành. Thành phần chủ yếu là xà cừ, cũng vì lẽ đó mà giá của ngọc trai tự nhiên luôn đắt hơn. 

Ngọc Trai nuôi

 Sự phát triển của ngọc trai nuôi đòi hỏi sự can thiệp và chăm sóc của con người. Để bắt đầu quá trình, một kỹ thuật viên sẽ lấy mô áo từ một loài nhuyễn thể cùng loài. Sau đó chèn một hạt vỏ và không có hạt vỏ cùng với một mảnh nhỏ mô áo vào tuyến sinh dục của vật chủ. Nếu sử dụng hạt, mô áo sẽ phát triển và hình thành một túi xung quanh nó. Sẽ tiết xà cừ vào bên trong và lên hạt, cuối cùng hình thành nên ngọc trai nuôi cấy. 

Nếu không sử dụng hạt, xà cừ sẽ hình thành xung quanh các mảnh mô áo cấy ghép riêng lẻ. Công nhân chăm sóc nhuyễn thể cho đến khi thu hoạch được ngọc trai nuôi cấy.

Ngọc Trai nuôi thường sẽ có hình dáng tròn và đều hơn so với loại tự nhiên

Ngọc Trai nuôi thường sẽ có hình dáng tròn và đều hơn so với loại tự nhiên

Các loại Ngọc Trai nuôi cấy.

Có thể bạn nghĩ ngọc trai nuôi cấy đơn giản là có sự can thiệp của con người vào quá trình hình thành ngọc. Tuy nhiên có rất nhiều dạng ngọc trai nuôi cấy, chúng sẽ được phân biệt chi tiết dưới đây

Ngọc trai nuôi Akoya

Ngọc trai nuôi Akoya là loại ngọc trai nuôi nước mặn. Đối với hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ và các thị trường phương Tây khác đều biết đến nó. Ngọc trai nuôi Akoya màu trắng hoặc màu kem, là loại ngọc trai cổ điển ưa chuộng dùng làm đồ trang sức. Nhật Bản và Trung Quốc đều sản xuất ngọc trai nuôi Akoya.

Ngọc trai nuôi Nam Hải

Úc, Indonesia và Philippines là những nguồn cung cấp ngọc trai nuôi nước mặn hàng đầu. Ngọc trai nuôi Nam Hải có thể có màu trắng đến bạc hoặc vàng, tùy thuộc vào loại trai. Kích thước lớn và lớp xà cừ dày, do thời gian sinh trưởng dài, cộng với điều kiện sinh trưởng hạn chế là tất cả các yếu tố góp phần tạo nên giá trị của chúng.

Ngọc trai nuôi cấy Tahiti

Được nuôi trồng chủ yếu quanh các đảo Polynesia thuộc Pháp (nơi quen thuộc nhất là Tahiti). Những viên ngọc trai nuôi nước mặn này, đôi khi được gọi là ngọc trai đen, có nhiều màu sắc. Chúng có thể có màu xám, đen hoặc nâu, và có thể có tông màu xanh lam, xanh lục, tím hoặc hồng.

Ngọc trai nuôi cấy Tahiti sở hữu màu sắc vô cùng cuốn hút với ánh đen bạc

Ngọc trai nuôi cấy Tahiti sở hữu màu sắc vô cùng cuốn hút với ánh đen bạc

Ngọc trai nuôi nước ngọt

Ngọc trai nuôi nước ngọt là loại ngọc trai được sản xuất phổ biến nhất. Là một trong những loại ngọc trai được ưa chuộng nhất, để thiết kế trang sức. Điều này là do kích thước, hình dạng và màu sắc của chúng. 

Chúng thường được nuôi trong các hồ và ao nước ngọt, thường có nhiều viên ngọc trai được nuôi trong một con hàu. Trung Quốc là nguồn cung cấp ngọc trai nuôi nước ngọt hàng đầu.

Ngọc trai nuôi cấy từ Úc, Indonesia, Philippines và Myanmar được nuôi trong loài nhuyễn thể Pinctada Maxima. Loại vỏ này được gọi là môi vàng vì màu sắc của viền ngoài của lớp xà cừ.

Bảo quản và sử dụng ngọc trai đúng cách

Bảo quản ngọc trai trong môi trường phù hợp, bảo quản trong những túi vải mềm, hộp đựng nữ trang riêng biệt. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao hoặc các hóa chất ăn mòn.

Các sản phẩm mỹ phẩm có thể làm mờ và mất độ bóng của ngọc trai. Rửa bằng nước tinh khiết và lau khô cẩn thận bằng vải mềm. Nếu không thường xuyên sử dụng, nên cho ngọc trai tiếp xúc với nước ít nhất 1 lần/năm để đảm bảo độ bóng. Đưa trang sức ngọc trai đến các cơ sở chuyên nghiệp để kiểm tra và bảo dưỡng ít nhất 1 lần/năm. 

Showroom của IRUBY chúng tôi!

Showroom 1: 11 Lô 6 KĐT Đền Lừ – Hoàng Mai – Hà Nội

Showroom 2:  186 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Lục Yên: Bàn số 33, 72 chợ đá quý Lục Yên, đường Nguyễn Tất Thành, Thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái

Theo dõi thông tin thêm IRuby trên mạng xã hội:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN