ĐÁ QUÝ
Ngọc Quý Tinh Hoa Đất Mẹ
Nhắc đến đá quý, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến những loại trang sức kiêu sa, lộng lẫy. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó, đá thiên nhiên quý hiếm còn đại diện cho lòng tin, nền văn minh cũng như năng lượng riêng biệt. Vậy để bạn có thể hình dung rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những bí ẩn về đá quý qua nội dung dưới đây XEM THÊM
- Home / ĐÁ QUÝ - Ngọc Quý Tinh Hoa Đất Mẹ / Trang 2
- Bộ Lọc
- Giá
- mệnh
- Màu sắc
- Loại đá
- Sắp xếp
ĐÁ QUÝ - Ngọc Quý Tinh Hoa Đất Mẹ�
Đá quý là gì?
Đá quý là những loại đá tồn tại hàng trăm năm trong lòng đất, đáy trầm tích và được khai thác từ lâu đời. Tùy vào từng loại đá mà chúng sở hữu màu sắc khác nhau, thông thường là màu xanh dương, trắng, vàng, xanh lá, tím, đỏ, hồng,…
Khi khai thác, đá quý được tìm thấy dưới dạng tinh thể thô sơ và được con người chế tác thành vật phẩm đẹp mắt. Một số loại đá phổ biến hiện nay như Ruby, Kim Cương, Sapphire, Aquamarine, Tourmaline, Cẩm Thạch, Mã Não,…
Đá quý chỉ được sử dụng trong đồ trang sức?
Đá quý có màu sắc rất đẹp cùng độ bền cơ học cao nên được làm trang sức như vòng tay, nhẫn, mặt dây chuyền, khuyên tai,...Tuy nhiên đó không phải là ứng dụng duy nhất của đá thiên nhiên.
Trên thực tế, người ta sử dụng đá quý với nhiều mục đích như chế tác linh vật phong thủy, khối cầu trang trí, hốc đá, tượng đá, lăng trụ,...để bày trí trong nhà. Theo quan niệm của nhiều người, đây là cách giúp thu hút năng lượng tích cực và cầu bình an cho mọi thành viên gia đình.
Tất cả các loại đá quý đều được khai thác?
Không phải loại đá nào cũng được khai thác từ thiên nhiên. Mặc dù phần lớn đá quý hiện đến từ khoáng chất, lớp trầm tích trong lòng đất nhưng vẫn có loại như ngọc trai, san hô không cần phải khai thác mà vẫn được gọi là đá quý. Mặt khác còn có một số loại đá thiên nhiên có mặt trong đại dương sâu thẳm và có màu sắc, kiểu dáng độc đáo hơn.
Màu sắc của đá quý
Đá quý có màu sắc vô cùng đa dạng, mỗi tông màu lại có gam đậm nhạt khác nhau tùy vào biến thể. Nhìn chung chúng đều sở hữu những màu sắc bắt mắt độc đáo như đỏ, vàng, cam, tím, xanh, hồng,...Tuy nhiên có một số loại đá màu trắng đục hay không màu (trong suốt) mang vẻ đẹp tinh khôi.
Màu sắc của đá quý đến từ đâu?
Vốn dĩ đá quý có sự khác nhau về màu sắc là do nguyên tố kim loại, vi lượng chúng sở hữu. Đó có thể là sắt, titan, hay các loại kim loại chì, kẽm được tích tụ sau nhiều năm tồn tại dưới lòng đất. Điều này dẫn đến những hiện tượng vật lý khác nhau, từ đó sinh ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng riêng biệt.
Hình dạng của đá quý
Ban đầu khi mới khai thác, đá quý không hề có hình dạng vuông vức như hay tròn trịa như chúng ta vẫn thường thấy. Trên thực tế, tinh thể đá thiên nhiên có hình dáng không ổn định, màu sắc cũng không rõ nét. Nói cách khác, loại đá quý mới tìm thấy còn được gọi là đá thô theo đúng nghĩa đen. Sau khi khai thác, các thợ hoàn kim sẽ cắt giác, đánh bóng để chúng có được màu sắc đẹp, hình dáng nổi bật nhất.
Có bao nhiêu loại đá quý?
Chúng ta thường quen gọi những loại đá được khai thác thiên nhiên với tên chung là đá quý. Tuy nhiên trên thực tế, các thợ hoàn kim phân định chúng thành 2 loại đá quý và đá bán quý. Cụ thể:
Đá quý
Những viên đá có giá trị cao và hiếm, đẹp nhất trong các chuỗi đá tự nhiên được gọi là đá quý. Theo đó, các chuyên gia đánh giá chỉ có 4 loại được xem là đá quý gồm Kim Cương, Ngọc Lục Bảo Emerald và Ruby.
Đá bán quý
Nếu không phải là 4 loại thuộc đá quý thì được gọi chung là đá bán quý. Chẳng hạn như Mã Não, Sapphire, Peridot, Aquamarine, Tourmaline, Thạch Anh,...đều được xem là đá bán quý. Nói vậy không có nghĩa chất lượng của chúng bị giảm sút hay ảnh hưởng. Ngược lại, những dòng đá bán quý còn được chế tác đa dạng và giá không thua kém gì 4 loại đá quý.
Đá quý được hình thành cách đây bao lâu?
Nếu chỉ xét với các loại đá hình thành trong lòng đất thì tuổi đời nhìn chung lên đến hàng tỷ năm. Tuy nhiên mỗi một loại đá lại có thời gian tồn tại khác nhau theo nghiên cứu của các chuyên gia.
Để xác định tuổi đời của đá quý, người ta sử dụng kỹ thuật kiểm định niên đại bằng các phản ứng cacbon, khí hay khoáng chất. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác vì có thể sinh ra sai số. Thế nhưng đây là phương pháp hiện đại và có tỷ lệ xấp xỉ gần đúng tính đến thời điểm hiện tại.
Chẳng hạn đối với đá như Kim Cương, người ta tìm ra tuổi đời của viên đá quý này là 3 tỷ năm trước. Sapphire trẻ hơn khi có thời gian tồn tại là 150 triệu năm hay Ruby, Thạch Anh là 100 triệu năm,...
Loại đá quý nào lâu đời nhất?
Hai loại đá quý được tìm thấy và chứng minh lâu đời nhất gọi tên Zircon với 4,4 tỷ năm tuổi và Peridot 4,6 tỷ năm tuổi. Theo đó, Zircon hình thành là một đá tự nhiên nằm tại Tây Úc với màu sắc sáng rực, nổi bật. Còn Peridot lại đến từ một thiên thạch ghé thăm trái đất, chúng để lại nhiều tàn tích và trong đó có viên đá Peridot này.
Con người phát hiện ra đá quý lần đầu tiên khi nào?
Con người chúng ta đã tìm thấy đá quý ở nhiều thời đại, khu vực khác nhau. Tại các nền văn minh nổi tiếng đã có những ghi chép lịch sử về việc tìm thấy loại đá quý hiếm. Điển hình gồm:
- Hindu Kush – Afghanistan: Con người đã tìm ra một viên đá màu xanh lam có tên Lapis Lazuli trong thời kỳ đồ đá.
- Ai Cập cổ đại: Theo những di tích để lại, con người đã tìm thấy những viên đá lấp lánh như Thạch Anh tím. Đồng thời tộc người da đỏ thời kỳ này cũng khai thác được Kim Cương.
- Trung Quốc cổ đại: Những vị vua chúa đã tìm ra Ngọc Bích và trở thành cống phẩm giá trị.
- Hy Lạp cổ đại: Ở đế chế này hộ đã tìm ra Ngọc Bích, Ngọc Hồng Lựu và Ngọc Trai để tôn thờ, làm bùa hộ mệnh.
Các nền văn minh cổ đại sử dụng đá quý như thế nào?
Có thể thấy rằng đá quý đã được tìm thấy từ lâu và chúng gắn liền với nền văn minh khác nhau. Theo đó, họ cũng sử dụng viên đá khai thác thiên nhiên theo mục đích, niềm tin riêng biệt.
Đá quý ở Trung Quốc cổ đại
Tại Trung Quốc cổ đại, người ta thường sử dụng các viên đá quý để phân định quyền lực. Đặc biệt là Ngọc Bích gắn liền với thân thể hoàng thượng được ví như “phục thể long tôn”.
Không chỉ vậy, những viên đá quý được tìm thấy sau này như Hồng Ngọc, Mã Não, Thạch Anh được chia đều và phân cấp cho các phi tần. Đồng thời những quan viên cũng sử dụng đá quý để tôn vinh vị thế hoàng thượng ban cho.
Đá quý ở Ai Cập cổ đại
Nền văn minh Ai Cập cổ đại là điều bí ẩn của nhân loại cho đến ngày nay. Những gì còn sót lại của nơi đây là lăng mộ Pharaoh kỳ bí. Và theo đó, các chuyên gia đã thấy những hình vẽ thể hiện con người biết đeo vòng tay, trang sức với màu sắc riêng biệt.
Như vậy có thể thấy người Ai Cập cổ đại sử dụng đá quý để trang trí thân thể. Đồng thời người ta cũng thấy trong xác ướp của Tutankhamun – Vị vua Ai Cập có đeo rất nhiều đá quý quanh cổ nhằm làm vật hộ mệnh.
Đá quý trong Hy Lạp cổ đại
Người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng đá quý nhập khẩu từ các vùng đất lân cận để làm trang sức và buôn bán với giá trị cao. Đồng thời họ cũng kết hợp điêu khắc những họa tiết, hình vẽ trên bề mặt của đá.
Trên thực tế, những cách sử dụng đá quý của người Hy Lạp cổ đại bị ảnh hưởng bởi nhiều văn hóa từ Á sang Âu. Vậy nên tập tục của họ cũng có phần phong phú hơn khi chủ yếu các đá Ngọc Lục Bảo, Peridot, Ngọc Trai, Mã Não đều được sử dụng làm trang sức xa hoa.
Đá quý ở Đế chế La Mã
Là một đế chế hùng mạnh, xa hoa nên Đế chế La Mã có khả năng tiếp cận với các loại đá quý dễ dàng hơn. Họ cũng sử dụng nguồn tài nguyên này một cách phô trương như buôn bán, trao đổi hay thể hiện chức quyền.
Những loại đá được sử dụng tại thời điểm Đế chế La Mã hùng mạnh là Kim Cương, Hồng Ngọc, Ngọc Bích, Ngọc Trai hay Topaz,...Chúng được khai thác vô cùng vất vả, thế nhưng con người thời điểm này vẫn sử dụng một cách khá xa xỉ.
Đá quý trong đá quý Aztec
Aztec nay là Mexico là một trong những nền văn minh có tiếng trong lĩnh vực đá quý. Minh chứng là vào thế kỷ 14–16, nhiều vật phẩm như mặt nạ, nhạc cụ, trang sức,...được làm bằng đá quý được bày bán. Chúng được chế tác từ Thạch Anh, Opal, Ngọc Bích hay Obsidian.
Như vậy có thể thấy, nền văn minh Aztec có cách nhìn đá quý theo hình thức nghệ thuật nhiều hơn. Theo đó, họ luôn hướng đến những vị thần, quan niệm về trời đất thông qua những vật phẩm được chế tác.
Đá quý ở Châu Âu thời Trung cổ
Đá quý tại thời Trung cổ Châu Âu vô cùng quan trọng. Theo quan niệm của họ, chúng là vật phẩm đề kiểm soát dịch bệnh, sợ hãi và tuyệt vọng. Như vậy, đá quý đối với thời đại Trung cổ gắn liền với lòng tin mãnh liệt của mỗi người.
Họ đã sử dụng đá quý để chữa bệnh, thu hút may mắn, xua đuổi điều tiêu cực và thể hiện tôn giáo riêng. Những loại đá quý được tìm thấy ở thời đại này như Thạch Anh, Ngọc Bích, Topaz với màu sắc đẹp mắt, nổi bật.
Đá quý trong lịch sử hiện đại
Đến với lịch sử hiện đại Victoria's, con người chúng ta đã bắt đầu có cái nhìn mới hơn về đá quý. Theo đó, họ bắt đầu chế tác đá thành nhiều hình dạng để thể hiện sự giàu có, đổi mới và hiện đại hơn.
Một số người theo đuổi thời trang, nghệ thuật muốn biến đá quý thành trang sức cổ điển, tôn vinh tác phẩm liên quan đến thời trang. Bên cạnh đó, thời lịch sử hiện đại còn sử dụng đá quý như một biểu tượng cho một tôn giáo mà họ đang hướng đến.
Sơ lược về lịch sử đá quý
Nói về lịch sử đá quý, chúng ta có thể điểm qua 3 giai đoạn. Đầu tiên vào năm 1908, thợ hoàn kim Samuel Barnett đã phổ biến ý tưởng liên quan đến đá quý. Ông được ủng hộ nhiệt tình vì khám phá đá thiên nhiên là điều nhiều người mong muốn.
Giai đoạn 2 vào năm 1931, Viện Đá quý Hoa Kỳ mới chính thức được thành lập sau lời đề nghị của Samuel Barnett. Vậy 1908–1931 là thời kỳ đánh dấu sự nghiên cứu đá quý được ra đời mỹ mãn.
Sau đó những viện nghiên cứu, khai thác đá quý dần được mở rộng khắp Châu Âu. Họ đã gia tăng những thiết bị, cách thức tìm hiểu để thông tin về đá thiên nhiên thêm chất lượng. Dần dần đến thế kỷ 20, những chứng nhận về đá quý như độ tinh khiết, mức độ thật giả được ra đời để làm cơ sở khẳng định giá trị viên đá.
Truyền thuyết về đá quý
Mặc dù đã có nhiều chuyên gia khoa học chứng minh đá quý hình thành từ tự nhiên. Thế nhưng lòng tin của con người vấn hướng đến những truyền thuyết được lưu truyền. Có rất nhiều câu chuyện khác nhau gắn liền với các thời đại để tôn vinh vẻ đẹp, ý nghĩa của từng viên đá.
Vào thời Trung cổ Châu Âu, người ta tin rằng đá quý là báu vật mà thiên đàng gửi xuống mặt đất. Theo đó, họ đã sử dụng để chữa bệnh, củng cố lòng tin và xua đuổi điều không may mắn.
Mặt khác, có nhiều truyền thuyết cho rằng đá quý là một vật phẩm của thầy tế lễ theo đạo. Ông tích phước lành và được nhận nhiều điều may mắn và suôn sẻ. Vì vậy, ông đã gửi lại những viên đá vào trong lòng đất để ban phát cho mọi người.
Lịch sử khai sinh
Vào thế kỷ thứ 18, các nhà kinh doanh người Do Thái đã tiến hành ghi nhận các viên đá quý tương đương với tháng sinh của người sở hữu. Điều này đã tạo nên sức hút và được nhiều người ghi nhận. Họ cũng chứng minh được có nhiều điều trùng khớp thuận theo yếu tố màu sắc, ý nghĩa, năng lượng của từng viên đá. Đến năm 1912, hiệp hội Trang sức Quốc gia Hoa kỳ đã đưa ra danh sách tháng sinh và đá quý tương ứng.
Đá quý kỷ niệm
Những viên đá quý được chọn làm kỷ niệm thường được chú trọng yếu tố màu sắc, năng lượng và ý nghĩa. Chẳng hạn đối với kỷ niệm ngày cưới, mọi người thường có xu hướng chọn Ruby có màu đỏ huyết bồ câu mang ý nghĩa gắn kết, bền chặt và nồng cháy. Còn đối với kỷ niệm tình bạn, cặp đôi thì thường chọn Peridot hay Sapphire để tăng thêm sự kết nối.
5 loại đá quý nổi tiếng trong lịch sử
Trong lịch sử đá quý nhân loại đá có rất nhiều loại đá quý được tìm thấy. Điều này đã tạo nên sự phong phú trong lĩnh vực đá thiên nhiên được con người khám phá. Điểm qua 5 loại đá nổi tiếng được nhiều người biết đến như:
Viên hồng ngọc của Hoàng tử đen
Năm 1367, nhà vua Henry V đã gửi tặng viên Ruby đỏ cho hoàng tử da đen Edward tại Anh. Bởi trong trận chiến, hoàng tử này đã giúp ông mang về chiến thắng cho Tây Ban Nha. Sau đó vào năm 1415, nhờ viên Ruby trên nón mà hoàng tử Henry đã thoát chết. Nhờ đó mà viên đá quý này trở thành huyền thoại đến ngày nay.
Viên kim cương Hy vọng
Viên Kim Cương này được chủ ngân hàng ở London sở hữu sau cuộc khai thác vào năm 1600 tại Ấn Độ. Vốn dĩ trước đó, những người tiếp cận với viên Kim Cương này đều bị gặp điều xui xẻo khiến ai cũng cho rằng nó đã bị nguyền rủa. Vì vậy dù chủ ngân hàng vốn đã sở hữu vẫn chuyển đến Bảo tàng Washington để lưu trữ.
Ngôi sao của Ấn Độ
Viên đá Ngọc Bích có hình ngôi sao đẹp mắt và nặng hơn 563 Carat. chúng được tìm thấy ở Sri Lanka và thuộc quyền sở hữu của George Kunz khi ông đã thay mặt cho JP Morgan nhận nó vào triển lãm Paris 1900. Tuy nhiên nó bị đánh cắp vào năm 1964 và đã được tìm lại, trở thành vật trưng bành ở bảo tàng.
Cambridge Emerald
Cambridge Emerald ý chỉ viên đá Emerald tại xứ Cambridge khi hoàng tử Adolphus kết hôn với công chúa Augusta. Theo đó, công chúa này đã giành được một chiếc hộp có chứa Emerald với nhiều kích cỡ khác nhau trong một lần đi chơi xa. Chúng đã được đặt tên thành Cambridge Emerald và được sử dụng làm vương miện Vladimir.
Ngọc trai La Peregrina
Ngọc trai La Peregrina đã có thời gian lịch sử với hơn 500 năm và được sở hữu bởi 7 vị vua Tây Ban Nha. Đến năm 1969, nhiều người đã tìm mua nên mở ra một cuộc bán đấu giá. Người mua được là Elizabeth Taylor (vốn được Burton mua cho) với giá thành cực kỳ đắt đỏ.
Viên ngọc đã trải qua nhiều lần di chuyển, bị thú cưng của Taylor nhai nhưng không hề hấn gì. Vào đến tháng 12 năm 2011, tiếp tục mở cuộc đấu giá và chiếc vòng này thu về 10 triệu bảng Anh.
Đá quý trong văn hóa đại chúng ngày nay
Ngày nay trong văn hóa đại chúng, nhiều người vẫn tin vào truyền thuyết của đá quý. Thế nhưng về cách sử dụng, đá quý mang tính chất phục vụ con người hơn là được tôn thờ. Điển hình là việc khai thác, chế tác làm trang sức theo phong cách mới mẻ, riêng biệt.
Mặt khác, những viên đá có hình dáng, thiết kế đặc biệt vẫn được sử dụng để làm nghi lễ, biểu tượng sức mạnh hay niềm tin của phong thủy. Theo đó, mỗi một loại đá màu sắc khác nhau sẽ mang đến những thay đổi trong cách dùng và ý nghĩa.
Tại sao chúng ta lại bị hấp dẫn bởi đá quý?
Những gì mà viên đá thiên nhiên sở hữu đều khiến chúng ta bị mê mẩn và cuốn hút. Đó là lý do vì sao xu hướng sử dụng đá quý làm trang sức, vật phẩm trang trí ngày càng nhiều hơn. Nổi bật bởi các lý do như:
- Đá quý có màu sắc đẹp mắt, rực rỡ với đầy đủ sắc độ sáng tối khác nhau.
- Sử dụng đá thể hiện được văn hóa, phong cách và vị thế riêng biệt.
- Những viên đá mang ý nghĩa phong thủy, thu hút điều may mắn và thuận lợi hơn.
- Một số loại đá có hàm ý kết nối, gắn kết tình cảm và khẳng định mối quan hệ.
- Những viên đá có tuổi đời hàng trăm năm chứng tỏ độ bền rất cao. Điều này tránh những hư hại không đáng có.
Cách nhận biết các loại đá quý chuẩn
Có rất nhiều phương pháp để bạn phân định được các viên đá chuẩn chất lượng. Điểm qua một số cách thức đơn giản mà bạn có thể áp dụng bằng mắt thường như:
- Vẻ ngoài có chiều sâu, độ lấp lánh và hiện tượng khúc xạ, phản chiếu lại ánh sáng,...
- Màu sắc nổi bật, thể hiện rõ nét và có độ đậm nhạt riêng biệt.
- Độ cứng bền bỉ, tồn tại lâu dài theo tự nhiên và không dễ hư hại khi tác động lực.
- Hình dạng đá thô không có độ hoàn hảo, chúng khá bất thường nếu là đá quý hay đá bán quý.
Lịch sử của đá quý – Kết thúc
Đá quý được xem như món quà của nhân loại. Mỗi một nền văn minh gắn liền với xu hướng sử dụng và quan niệm về đá thiên nhiên khác nhau. Nhưng dù ở thời kỳ nào thì cũng không thể phủ nhận được sức hút của các viên đá quý đối với đời sống con người. Vậy nên chúng không chỉ có giá trị vật chất mà còn thể hiện rất rõ tinh thần, lòng tin và câu chuyện lịch sử riêng biệt.
Những thông tin về lịch sử đá quý đã giúp bạn có thêm nguồn kiến thức hữu ích. Dựa vào đây, việc sử dụng và nhìn nhận về những loại đá thiên nhiên này trở nên khách quan hơn. Bạn cũng có thể đưa ra nhận định, xu hướng riêng khi tìm mua những vật phẩm từ đá quý.