Trong số những loại đá quý nổi tiếng và được ưa chuộng nhiều nhất trên thế giới phải kể đến Sapphire và Emerald. Với vẻ đẹp riêng, màu sắc đặc trưng và ý nghĩa phong thủy, Emerald và Sapphire không chỉ là biểu tượng của sự sang trọng mà còn mang lại may mắn, thịnh vượng cho người sở hữu. Vậy sự khác biệt giữa 2 loại đá này là gì và nguồn gốc, ý nghĩa hình thành, giá bán cụ thể như thế nào?

Nguồn gốc ý nghĩa đá Sapphire và Emerald 

Sapphire và Emerald là hai viên đá quý có lịch sử lâu đời, gắn liền với những câu chuyện huyền thoại và văn hóa của nhiều nền văn minh cổ đại. Mỗi loại đá đều mang trong mình những giá trị tinh thần và ý nghĩa riêng, có sự khác biệt rõ rệt về nguồn gốc và ý nghĩa. Chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của từng loại đá và ý nghĩa của nó. 

Nguồn gốc hình thành, ý nghĩa đá Sapphire

Sapphire còn được gọi là đá Lam Ngọc, là một biến thể của khoáng vật corundum (Al₂O₃). Được hình thành bởi nhiệt độ và áp suất rất cao trong thời gian hàng triệu năm. Hiện tại, bạn có thể tìm thấy đá Sapphire tại các mỏ đá quý ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Úc và Madagascar,… Việt Nam bạn cũng có thể tìm thấy ở Lục Yên, Yên Bái vùng đất nổi tiếng về đá quý.

Sapphire có về dày lịch sử và được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn

Sapphire có về dày lịch sử và được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn

Lịch sử văn hóa

Sapphire xuất hiện trong nhiều huyền thoại và truyền thuyết của các nền văn minh cổ đại. Người Ba Tư cổ đại tin rằng bầu trời có màu xanh là nhờ vào sự phản chiếu của những viên Sapphire khổng lồ. Trong văn hóa phương Tây, Sapphire được xem là biểu tượng của sự thật và công lý. Đây cũng chính là lý do các vị vua và hoàng hậu thường đeo Sapphire để biểu thị quyền lực và sự bảo vệ thần thánh.

Ý nghĩa của đá Sapphire

Trong quá trình hình thành, Sapphire được kết tinh từ các khoáng chất chứa nhôm và chịu sự tác động của các yếu tố địa chất tự nhiên. Trong nhiều nền văn hóa, Sapphire được tin rằng có khả năng bảo vệ người đeo khỏi những điều xấu, mang lại bình an và lòng can đảm. Sapphire xanh lam – màu sắc biểu tượng cho bầu trời và đại dương, thường được xem là viên đá của hoàng gia và sự quyền quý.

Theo quan niệm phong thủy, Sapphire được cho là có khả năng kích hoạt năng lượng tích cực, đem lại may mắn, sự bình an và thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Nhiều người tin rằng Sapphire giúp tăng cường khả năng tập trung, giảm căng thẳng và bảo vệ con người khỏi những năng lượng xấu xung quanh.

Nguồn gốc hình thành, ý nghĩa đá Emerald

Emerald, hay còn được gọi là Ngọc Lục Bảo, là một dạng biến thể của khoáng vật beryl (Be₃Al₂Si₆O₁₈). Viên đá này được hình thành từ các điều kiện địa chất đặc biệt trong lòng đất, bao gồm áp suất và nhiệt độ cao kết hợp với crom và vanadi. Những yếu tố này đều góp phần tạo nên màu xanh lục đặc trưng của Emerald.

Đá Emeral là loại đá có màu sắc rất đặc trưng, thu hút mọi ánh nhìn

Đá Emeral là loại đá có màu sắc rất đặc trưng, thu hút mọi ánh nhìn

Lịch sử văn hóa

Người Ai Cập cổ đại tin Emerald là viên đá của nữ thần Isis và mang lại khả năng sinh sản dồi dào. Trong đó, Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập, nổi tiếng với tình yêu dành cho những viên Emerald quý giá. Emerald chủ yếu được khai thác tại Colombia, Zambia, Brazil và Zimbabwe,… Trong đó, Colombia nổi tiếng là nguồn cung cấp những viên Emerald chất lượng cao nhất thế giới.

Ý nghĩa của đá Emerald

Emerald được xem là biểu tượng của tình yêu, sự sinh sôi và hy vọng. Trong thời cổ đại, loại đá này có khả năng chữa lành bệnh tật, mang lại sự thanh thản cho tâm hồn và cân bằng cảm xúc.

Theo phong thủy, Ngọc Lục Bảo đại diện cho tình yêu vĩnh cửu, sự thịnh vượng và khả năng chữa lành. Người sở hữu viên đá Emerald sẽ có khả năng cân bằng cảm xúc, xua tan căng thẳng và tăng cường sức khỏe.

Tính chất hóa học của đá Sapphire

Đá Sapphire với thành phần chính là nhôm oxit (Al₂O₃), không chỉ nổi bật nhờ vẻ đẹp lấp lánh mà còn bởi những tính chất hóa học đặc biệt. Điều này đã góp phần giúp Lam Ngọc trở thành một trong những loại đá quý bền vững và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Vậy đá Sapphire bao gồm những tính chất hóa học nào?

Thành phần hóa học

Đá Sapphire là một dạng khoáng vật corundum, có công thức hóa học là Al₂O₃ (nhôm oxit). Loại đá này có độ cứng rất cao, chỉ đứng sau kim cương trên thang độ cứng Mohs (9/10).

Thông thường, Sapphire tinh khiết sẽ không có màu nhưng khi kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), titan (Ti), crôm (Cr), vanadi (V) và magiê (Mg),… sẽ tạo ra những màu sắc đa dạng như xanh dương, vàng, hồng, tím, xanh lá cây và thậm chí là đen. Đặc biệt, sự kết hợp giữa sắt và titan tạo nên sắc xanh đặc trưng của Sapphire, trong khi crôm có thể làm cho đá có màu hồng hoặc đỏ.

Màu xanh của đá Sapphire tạo ra từ những biến thể của Corundum

Màu xanh của đá Sapphire tạo ra từ những biến thể của Corundum

Tính bền hóa học

Sapphire có tính trơ hóa học cao, không phản ứng với hầu hết các hóa chất thông thường. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, Lam Ngọc sẽ không bị ăn mòn bởi các loại axit mạnh như axit sunfuric (H₂SO₄), axit clohidric (HCl),…

Sự đặc biệt của tính bền hóa học này đã khiến sapphire trở thành một trong những loại đá quý bền vững nhất. Đồng thời, Lam Ngọc còn được đánh giá cao khi có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt từ môi trường tự nhiên lẫn trong các quá trình gia công trang sức.

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Sapphire có khả năng chịu nhiệt rất tốt nhưng cấu trúc tinh thể có thể bị phá vỡ trong điều kiện nhiệt độ trên 2000°C. Trong ngành công nghiệp chế tác đá quý, nhiệt độ cao thường được sử dụng để xử lý Sapphire, giúp cải thiện màu sắc và độ trong suốt. Quá trình này cũng góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của viên đá nhưng không làm thay đổi bản chất hóa học.

Phản ứng với môi trường

Trong môi trường tự nhiên, Sapphire rất ổn định và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như độ ẩm, ánh sáng mặt trời hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này đã giải thích lý do Lam Ngọc có thể tồn tại hàng triệu năm dưới lòng đất mà vẫn giữ được độ sáng bóng và màu sắc nguyên vẹn.

Tính chất quang học và ảnh hưởng của tạp chất

Tuy Sapphire không có hoạt tính hóa học rõ rệt nhưng bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng có thể tạo ra những hiệu ứng quang học đặc biệt. Ví dụ như khi viên đá được cắt mài dạng cabochon, sự sắp xếp của các tinh thể rutile trong sapphire có thể tạo ra hiệu ứng sao (asterism).

Tính chất hóa học của đá Ngọc Lục Bảo

Đá Emerald là một biến thể của khoáng vật beryl, nổi bật với màu xanh lục đặc trưng và có những tính chất hóa học đặc biệt. Điều này đã góp phần giúp Ngọc Lục Bảo trở thành một trong những loại đá quý quý hiếm và được ưa chuộng trong ngành trang sức.

Emerald là một biến thể của khoáng vật beryl, có công thức hóa học là Be₃Al₂(SiO₃)₆

Emerald là một biến thể của khoáng vật beryl, có công thức hóa học là Be₃Al₂(SiO₃)₆

Thành phần hóa học

Đá Emerald (Ngọc Lục Bảo) là một biến thể của khoáng vật beryl, có công thức hóa học là Be₃Al₂(SiO₃)₆. Thành phần chủ yếu của đá Emerald bao gồm beryllium (Be), nhôm (Al), và silic (Si).

Điểm đặc biệt tạo nên màu sắc xanh đặc trưng của Emerald chính là sự có mặt của các nguyên tố vi lượng như crom (Cr) và vanadium (V). Các nguyên tố này khiến Ngọc Lục Bảo có màu xanh lục đẹp mắt nhưng sắc thái, độ bão hòa của màu xanh sẽ thay đổi theo hàm lượng crom và vanadium.

Tính chất hóa học và sự ổn định của Emerald

Tuy Emerald có độ bền khá cao nhưng sẽ không bằng Sapphire hay kim cương. Do cấu trúc tinh thể khá chắc chắn, Emerald có khả năng chống lại các tác động hóa học nhẹ từ môi trường.

Tuy nhiên, trong điều kiện hóa học khắc nghiệt như khi tiếp xúc với các axit mạnh (như axit sunfuric hay axit clohydric), Emerald có thể bị mờ đục hoặc hư hỏng, đặc biệt khi nhiệt độ quá cao. Nguyên nhân giải thích cho tình trạng này là do cấu trúc của Emerald có thể bị phá vỡ bởi các yếu tố hóa học, khiến đá bị ảnh hưởng về độ trong suốt và màu sắc.

Tính bền với nhiệt độ

Tuy Emerald có khả năng chịu được nhiệt độ vừa phải nhưng lại khá nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi chịu nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi nhiệt độ mạnh mẽ, đá có thể bị nứt hoặc vỡ do sự co giãn không đồng đều trong cấu trúc tinh thể. Do đó, Ngọc Lục Bảo cần được xử lý và bảo quản cẩn thận, đặc biệt trong quá trình gia công và chế tác trang sức.

Phản ứng với môi trường

Để bảo quản, tốt nhất bạn cần tránh để Emerald tiếp xúc lâu dài với các chất có tính ăn mòn mạnh như xà phòng, dung môi hóa học hoặc các chất tẩy rửa mạnh. Tuy không phản ứng mạnh với độ ẩm hay ánh sáng nhưng việc tiếp xúc lâu dài với các yếu tố này sẽ làm giảm độ sáng bóng và làm xỉn màu. Đồng thời, bạn cũng cần giữ đá ở môi trường khô ráo và tránh va đập mạnh.

Màu xanh lục của Sapphire có giống Emerald không?

Tuy cả Sapphire và Emerald đều sở hữu màu xanh nhưng giữa 2 loại đá này vẫn có sự khác biệt rõ rệt về sắc thái, tông màu và tổng thể. Về cơ bản, màu sắc của Lam Ngọc và Ngọc Lục Bảo được tạo ra từ các yếu tố hóa học khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong màu sắc và đặc tính quang học.

Màu xanh của Sapphire

Sapphire nổi bật với các sắc thái xanh lam, có thể dao động từ xanh nhạt, xanh dương đến xanh đậm, đôi khi có thể pha chút ánh tím, tạo ra hiệu ứng màu sắc rất đặc biệt. Màu xanh của Sapphire chủ yếu đến từ sự kết hợp của sắt (Fe) và titan (Ti) trong cấu trúc hóa học.

Nhờ  vào độ trong suốt cao và độ bóng tự nhiên nên Lam Ngọc có khả năng phản xạ ánh sáng rất tốt. Điều này khiến Sapphire mang lại cảm giác tươi sáng và thanh thoát, thường được miêu tả là màu xanh “mát mẻ” hoặc “tinh khiết”. Nhờ vào sự bền màu mà Sapphire xanh rất được ưa chuộng trong các món trang sức cao cấp.

Màu xanh của Emerald

Ngược lại với Lam Ngọc, Ngọc Lục Bảo có màu xanh lục đặc trưng nhờ sự pha trộn giữa màu xanh và màu lục. Màu sắc này chủ yếu được tạo ra từ crom (Cr) và vanadium (V), các nguyên tố vi lượng này mang đến một màu xanh lục đậm, mạnh mẽ và ấm áp.

Emerald thường có sắc thái màu sắc đậm hơn Sapphire nên sẽ có vẻ quyến rũ và huyền bí hơn. Các viên Emerald có xu hướng mang một màu xanh đậm, pha chút màu vàng hoặc lục tạo nên một cảm giác sâu sắc và ấm áp. Màu xanh của Emerald có thể được miêu tả là “sống động” và “nổi bật”, có thể thay đổi sắc độ dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau.

Giá bán trung bình của Sapphire và Emerald

Tùy thuộc và nhiều yếu tố như kích thước, chất lượng, màu sắc, độ trong suốt, nguồn gốc,… mà giá bán của Sapphire và Emerald có thể thay đổi. Cụ thể dưới đây là giá bán trung bình của từng loại:

Đá Sapphire

Sapphire có giá bán khá đa dạng, tùy vào chất lượng và nguồn gốc của viên đá. Những viên Sapphire màu xanh lam chất lượng cao từ các vùng nổi tiếng như Sri Lanka, Myanmar, hay Thái Lan thường có giá cao hơn.

  • Lam Ngọc thông thường: Dao động trong khoảng từ 300 – 2000 USD mỗi carat cho những viên đá có chất lượng trung bình hoặc thấp.
  • Sapphire chất lượng cao (màu sắc đẹp, không tỳ vết, có độ trong suốt cao): Giá bán từ 2.000 USD đến 10.000 USD/carat hoặc thậm chí cao hơn.
  • Sapphire hiếm hoặc đặc biệt: Những viên Sapphire có màu sắc hiếm, như màu Sapphire Padparadscha (màu hồng cam), có thể có giá lên tới 20.000 USD/carat.
Những mẫu thiết kế từ đá Sapphire sẽ có thành cao hơn với những viên lẻ

Những mẫu thiết kế từ đá Sapphire sẽ có thành cao hơn với những viên lẻ

Đá Emerald

Emerald có giá bán cao hơn Sapphire trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt khi viên đá có màu xanh lục trong suốt và không có vết nứt hoặc tỳ vết.

  • Emerald thông thường: Những viên Emerald có chất lượng thấp, với màu sắc không đồng đều hoặc có vết nứt có giá từ 500 USD đến 3.000 USD/carat.
  • Emerald chất lượng cao (màu xanh lục đậm, trong suốt, ít tỳ vết): Giá từ 3.000 – 10.000 USD/carat.
  • Emerald xuất xứ hiếm: Những viên Emerald chất lượng cao từ những mỏ nổi tiếng như Colombia (được coi là nguồn gốc tốt nhất cho Emerald) có giá từ 10.000 USD đến 30.000 USD/carat, hoặc thậm chí cao hơn đối với những viên có kích thước lớn và màu sắc xuất sắc.

Yếu tố ảnh hưởng

Sapphire và Emerald đều là những loại đá quý có giá trị cao, và giá cả có thể dao động tùy vào nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố dưới đây để phân biệt và đánh gái hai loại đá này.

  • Màu sắc: Sapphire có giá trị cao hơn khi có màu xanh lam đậm và sắc nét, trong khi giá Emerald càng cao khi có màu xanh lục sáng, trong suốt và ít tỳ vết.
  • Kích thước: Các viên đá lớn với màu sắc đẹp và ít tỳ vết thường có giá cao hơn nhiều so với những viên nhỏ.
  • Chất lượng và độ trong suốt: Những viên đá càng trong suốt, ít vết nứt và tỳ vết sẽ có giá trị cao hơn.
  • Nguồn gốc: Những viên Sapphire và Emerald từ các vùng mỏ nổi tiếng thường đắt tiền hơn. Ví dụ, Emerald từ Colombia và Sapphire từ Sri Lanka có giá cao hơn so với những viên đá có nguồn gốc từ các mỏ khác.

Sapphire và Emerald có dễ bị làm giả không?

Cả Sapphire và Emerald đều có thể bị làm giả hoặc thay thế bằng các loại đá khác có vẻ ngoài tương tự vì có giá trị cao. Dưới đây là một số thông tin về khả năng làm giả và các biện pháp nhận diện, hãy cùng tham khảo:

Emerald

So với Sapphire, việc làm giả hoặc thay thế Emerald dễ hơn rất nhiều. Một số hình thức làm giả phải kể đến như:

  • Đá tổng hợp (Emerald tổng hợp): Các viên Emerald tổng hợp có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm và có màu sắc rất giống với Emerald tự nhiên. Tuy nhiên, Emerald tổng hợp thường có tạp chất hoặc các dấu hiệu khác biệt như có vết tạp chất hình cầu hoặc các cấu trúc tinh thể đặc trưng mà không xuất hiện trong Emerald tự nhiên.
  • Đá thay thế: Emerald cũng có thể bị thay thế bằng các loại đá khác như Green Beryl hoặc Chrome Tourmaline vốn có màu sắc xanh lục tương tự. Tuy nhiên, chúng có độ cứng và các đặc điểm quang học khác biệt so với Emerald tự nhiên.

Để nhận diện Ngọc Lục Bảo thật, bạn có thể kiểm tra tạp chất vì Emerald tổng hợp hoặc đá giả thường có tạp chất khác hoặc ít tạp chất hơn. Ngoài ra, màu sắc cũng là yếu tố để phân biệt hàng giả và thật, Emerald tự nhiên thường có màu xanh lục đậm và có chiều sâu trong khi Emerald tổng hợp hoặc đá thay thế có thể có màu sắc kém hơn hoặc không đều.

nhẫn nữ Ngọc Lục Bảo kết Kim Cương - IREM 241019 hình ảnh 1

nhẫn nữ Ngọc Lục Bảo kết Kim Cương – IREM 241019 hình ảnh 1

Đá Sapphire

Sapphire có thể bị làm giả bằng các loại đá quý hoặc đá tổng hợp. Tuy nhiên, nhờ vào tính chất vật lý và hóa học độc đáo, việc nhận diện Sapphire thật và giả không phải là quá khó khăn khi sử dụng các phương pháp kiểm tra sau:

  • Đá tổng hợp: Các viên Sapphire tổng hợp như Sapphire sinh tạo (synthetic sapphire) có vẻ ngoài giống với Sapphire tự nhiên. Loại đá này thường được sản xuất bằng phương pháp flux growth hoặc Czochralski, có những đặc điểm quang học tương tự nhưng thường không có các “inclusions” tự nhiên (tạp chất hoặc khuyết điểm) mà Sapphire tự nhiên thường có.
  • Đá thay thế: Sapphire cũng có thể bị thay thế bằng các loại đá khác như Spinel, Topaz, hoặc Iolite vì màu sắc tương tự. Những đá này có độ cứng thấp hơn Sapphire (Sapphire có độ cứng 9 trên thang Mohs, trong khi Spinel và Topaz có độ cứng lần lượt là 8 và 8) nên dễ bị trầy xước hơn khi kiểm tra trực tiếp.

Để nhận diện, bạn có thể kiểm tra độ cứng vì Sapphire có độ cứng rất cao. Đồng thời, Sapphire sẽ không bị trầy xước khi tiếp xúc với các vật liệu có độ cứng thấp hơn, trong khi đá giả hoặc đá thay thế có thể bị trầy. Ngoài ra, Sapphire tự nhiên thường có sự phản xạ ánh sáng đặc biệt, trong khi Sapphire tổng hợp hoặc đá giả sẽ không có.

Cả Sapphire và Emerald đều là những loại đá quý có giá trị cao nên tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể lựa chọn. Khi mua, hãy đến những trung tâm uy tín, tránh mua những nơi không rõ nguồn gốc để rơi vào tình trạng hàng giả mạo, hàng kém chất lượng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN